Mồ hôi là nguyên nhân gây ra mùi hôi cơ thể. Trong một số trường hợp, mùi hôi cơ thể còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, gan hoặc bạn đang có ăn uống thiếu khoa học.
Dưới đây là một số mùi cơ thể bạn nên chú ý:
Mùi tanh
Đây là tình trạng rối loạn Trimethylamin. Khi đó, cơ thể có mùi tanh khó chịu được tiết ra trong mồ hôi, nước tiểu và hơi thở do cơ thể bài tiết chất trimethylaminuria quá mức. Các nguyên nhân khác có thể do sự dư thừa của protein trong chế độ ăn kiêng không khoa học.
Mùi hôi, thối
Mùi này xuất hiện đi kèm với táo bón. Hệ tiêu hóa bị suy giảm nghiêm trọng, các hóa chất có mùi được sản xuất có thể thấm ra mồ hôi của bạn, khiến cơ thể có mùi khó chịu.
Đổ mồ hôi nhiều
Bạn có thể bị tăng huyết áp, gây ra mồ hôi quá mức và khó phát hiện. Nếu bạn nhận thấy mùi sau khi đổ mồ hôi trong giá lạnh hoặc khi không di chuyển thì nên gặp bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.
Đổ mồ hôi nhiều cũng xảy ra ở người đang mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh gây ra sự thay đổi nội tiết tố làm thay đổi nhiệt cơ thể. Khi đó, cơ thể bạn cảm thấy nóng hơn và bị đổ mồ hôi. Mang thai cũng khiến các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức và lưu lượng máu tăng lên ở mọi nơi trong cơ thể, bao gồm cả nách.
Mùi đắng
Gan của bạn đang gặp vấn đề. Triệu chứng phổ biến hơn của tổn thương gan là các vấn đề về tiêu hóa, buồn nôn và dấu hiệu bên trong như chuyển hóa chất béo bất thường. Song, gan hoạt động kém cũng khiến cơ thể có mùi khó chịu như mùi đắng.
Mùi trứng thối
Bạn ăn quá nhiều thịt đỏ cùng với việc không thể tiêu hóa tốt có thể dẫn đến mùi cơ thể. Khi đó, cơ thể có mùi giống như lưu huỳnh hoặc trứng thối, bởi các axit amin có chứa lưu huỳnh.
Mùi bia
Nguyên nhân gây ra mùi này do bạn đã uống quá nhiều bia, rượu. Khi đó gan phải chuyển hóa bằng cách tiết bia rượu ra mồ hôi và qua lỗ chân lông, khiến bạn có mùi giống hệt như những gì bạn vừa uống.
Nguồn: VN Expess