Chàng trai 9x tập gym trên chân giả

Ngày đăng: 25/12/2018
Nguyễn Văn Lưu 25 tuổi ở Bình Định bị mất một chân vẫn kiên trì tập gym, leo núi để rèn thể lực.

Tháng 9/2016, Văn Lưu gặp tai nạn giao thông, buộc phải cưa chân. Thời gian đầu, anh phải nằm bất động. Từ một chàng trai khỏe mạnh và năng động, anh mất khả năng đi lại, mọi sinh hoạt cuộc sống đều nhờ cậy vào bố mẹ.

"Gia đình trông chừng 24/24", anh chia sẻ.

Từ lúc gặp nạn, chưa bao giờ Lưu than vãn và bi quan. Chàng trai lạc quan đón nhận sự thật mất mát khiến gia đình ngạc nhiên và lo lắng sợ Lưu nghĩ quẩn. "Thà cứ khóc đi còn hơn" là câu nói của mẹ Lưu nghe mỗi ngày.

Ngay từ lúc biết phải cưa chân, Lưu đã tự nhủ bản thân cần mạnh mẽ hơn để làm lại từ đầu.

Chàng trai 25 tuổi luôn lạc quan dù mang đôi chân khuyết tật. Ảnh: Thùy An

Chàng trai 25 tuổi luôn lạc quan dù mất một chân. Ảnh: Thùy An

5 tháng sau, sức khỏe Lưu dần ổn định nhưng đi lại còn khó khăn, mệt mỏi và mất sức khi mang vác nặng. Anh quyết định tập thể thao để cơ thể được bình phục hoàn toàn.

Chàng trai bắt đầu bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, hít đất. Sau đó, Lưu quyết định lắp chân giả để đến phòng gym tập luyện. Chàng trai tập đều đặn một đến 2 tiếng vào mỗi buổi chiều.

Những ngày đầu, Lưu chú trọng tập động tác nhẹ, ngồi một chỗ và không phải di chuyển. Anh luôn khởi động kỹ trước khi tập để hạn chế chấn thương, tránh quá sức. Bài tập anh thích nhất là đẩy ngực, vai, squat. Tập 15 phút sẽ nghỉ 5 phút và không tập nặng.

Với bài tập chân trái, anh thường tháo chân giả và tập trực tiếp trên lên bên chân bị khuyết tật của mình. Thậm chí, chàng trai còn dùng móc kéo vào chân để tập tạ. Còn bài tập chân phải, Lưu lại đeo chân giả vào để trụ giúp đi lại dễ dàng hơn.

"Chiếc chân giả là người bạn đồng hành cả cuộc đời", Lưu nói.

Dưới sự hỗ trợ của huấn luyện viên và giúp đỡ của mọi người, đến nay Lưu có thể tự tập một mình. Anh tập đều hai chân giúp giảm đau nhức, nhất là những ngày thời tiết thay đổi.

Lưu nói gym là một phần cuộc sống và thay đổi cuộc sống của mình. Ảnh: Thùy An

Lưu nói gym là một phần cuộc sống của mình. Ảnh: Thùy An

Ngoài ra, Lưu cũng áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Ăn đều ba bữa, đầy đủ chất để có năng lượng đi lại và hoạt động.

Sau 2 năm, chàng trai cao 1,7 m tăng hơn 10 kg, nặng 70 kg nhờ tập luyện. Lưu ăn nhiều hơn, ngủ ngon giấc và không tự ti về khuyết tật của mình.

"Giờ mà bỏ tập là nằm bất động lại luôn", Lưu cười nói.

Chàng trai trẻ leo núi trên đôi chân khuyết tật luôn lạc quan nhìn về cuộc đời. Ảnh: Thùy An

Chàng trai trẻ leo núi trên chân giả và luôn lạc quan nhìn về cuộc đời. Ảnh: Thùy An

Lưu còn có sở thích chinh phục những ngôi chùa ở Việt Nam. Lưu vẫn tiếp tục leo thêm nhiều ngọn núi khác như núi Cấm ở An Giang, núi Bà Đen tại Tây Ninh, chùa Hương ở Hà Nội... trên chiếc chân giả của mình.

Anh nói rằng leo núi cũng là bài tập chân hiệu quả giúp anh thư giãn. Dù gặp nhiều khó khăn vì phải leo bằng chân giả và chống gậy nhưng chưa bao giờ anh bỏ cuộc giữa chừng.

Chia sẻ về dự định tương lai, chàng trai trẻ khẳng định sẽ tiếp tục tập luyện để luôn khỏe mạnh để sống tốt hơn. "Có sức khỏe là có tất cả", anh hy vọng có thể truyền cảm hứng và nghị lực của mình đến với nhiều người hơn trong cuộc sống.

Chàng trai 9x tập gym trên chiếc chân giả
 
 
Chàng trai 9x tập gym trên chiếc chân giả

Lưu tập luyện với chiếc chân giả. 

Thùy An

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức
Tin đã đăng
 TRUNG TÂM VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH 911
 Hotline: 0353.911.911
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI