Một khối cơ chứa đầy máu nằm ở ngực trái được gọi là trái tim. Con người không thể sống hay yêu thương mà không có trái tim.
|
Trái tim là bộ phận quan trọng và khỏe nhất trong cơ thể. Ảnh: Express
|
Dưới đây là 10 sự thật về trái tim có thể bạn chưa biết:
Trái tim làm việc nhiều nhất trong tất cả bộ phận của cơ thể. Khoảng 75 nghìn tỷ tế bào cơ thể nhận máu từ tim trừ giác mạc. Mỗi phút, trái tim bơm khoảng 5 lít máu thông qua một hệ thống mạch máu dài hơn 96.000 km.
Kích thước trái tim phụ thuộc vào kích thước của người cũng như tình trạng tim. Một trái tim khỏe mạnh có kích thước bằng nắm tay của người mang tim.
Trái tim trưởng thành đập khoảng 72 lần một phút (bpm), 100 nghìn lần mỗi ngày, 3,6 triệu lần một năm và 2,5 tỷ lần trong suốt cuộc đời. Tuổi và mức độ tập thể dục ảnh hưởng đến nhịp tim, ví dụ khi trẻ em lớn lên hoặc người lớn trở nên mập hơn, nhịp tim sẽ chậm hơn.
Nụ cười tốt cho sức khỏe tim mạch. Khi cười, niêm mạc của thành mạch máu giãn ra, lưu lượng máu từ tim chảy qua toàn bộ cơ thể tăng 20%.
Triệu chứng đau tim khác nhau ở nam và nữ. Dấu hiệu một cơn đau tim ở nam là đau ngực, đổ mồ hôi và buồn nôn, còn phụ nữ có thể cảm thấy khó thở, chóng mặt hoặc ngất xỉu, đau ở ngực...
Trầm cảm làm tăng nguy cơ đau tim, đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ bị đau tim cao gấp đôi người khác.
80% nguy cơ bệnh tim có thể phòng ngừa nếu bạn có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, kiểm soát cholesterol, ăn uống đúng cách, kiểm soát huyết áp...
Người ít vận động có nguy cơ bệnh tim gấp đôi so với người tập thể dục thường xuyên. Khi hoạt động, cơ bắp tạo ra các hóa chất và protein không chỉ giúp chúng ta xử lý lượng đường và cholesterol trong máu hiệu quả, mà cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nhịp tim của bạn thay đổi dựa trên âm nhạc bạn đang nghe. Khi bị căng thẳng, âm nhạc có thể giúp bạn bình tĩnh và thoải mái hơn.
Số ca đau tim thường tăng đột biến vào dịp Giáng sinh. Bạn cũng dễ bị đau tim vào sáng thứ hai hơn bất kỳ ngày nào khác trong tuần.
Nguồn: VN Express